Trang này chỉ dành cho mục đích thông tin. Một số dịch vụ và tính năng có thể không khả dụng ở khu vực pháp lý của bạn.

Tất Tần Tật Về Consortium Blockchain

Blockchain là một loại công nghệ sổ cái phân tán (DLT) tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ và lưu trữ dữ liệu và thông tin trong các nhóm được gọi là “block” (khối). Công nghệ mới nổi này đã trở nên phổ biến đáng kể trong những năm gần đây vì nó mang lại sự cải thiện về độ bảo mật, minh bạch và tin cậy.

Tiền điện tử sử dụng các blockchain công khai, đây là một trong bốn loại blockchain chính. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một loại blockchain khác được gọi là consortium blockchain. Bài viết này sẽ bàn luận xem consortium blockchain là gì, khác với các loại blockchain khác như thế nào, cũng như những lợi ích và nhược điểm của việc vận hành một blockchain.

Consortium Blockchain là gì?

Consortium Blockchain, còn được gọi là blockchain liên kết, là một loại mạng bán phi tập trung được kiểm soát và duy trì bởi một nhóm các tổ chức hoặc cơ quan. Một blockchain liên kết thường được coi là cầu nối giữa blockchain riêng tư và blockchain công khai.

Consortium Blockchain được hình thành khi một nhóm các tổ chức có mục tiêu chung tìm cách làm việc cùng nhau. Consortium Blockchain cho phép các thành viên chia sẻ cơ sở dữ liệu hoặc thông tin trong khi vẫn duy trì quy trình làm việc, khả năng mở rộng, chia sẻ dữ liệu trách nhiệm giải trình.

Không giống như các blockchain công khai, blockchain liên kết được cấp phép và chỉ cho phép người dùng được ủy quyền từ trước truy cập vào mạng. Loai blockchain này khác với các blockchain riêng tư ở chỗ mọi thành viên của một tổ chức đều được cấp quyền kiểm soát như nhau.

Mỗi thành viên của một blockchain liên kết chạy một nút riêng lẻ trên chuỗi với tư cách là một bên liên quan. Các bên liên quan của tổ chức sẽ cần được ủy quyền trước khi một thành viên mới có thể được thêm hoặc xóa khỏi blockchain. Trong khi mỗi tổ chức quản lý nút hoặc blockchain của riêng mình, các tổ chức khác trong liên kết có thể truy cập, chia sẻ và phân phối dữ liệu.

Đặc điểm của Consortium Blockchain

Consortium Blockchain kết hợp các tính năng từ các mạng blockchain riêng tư và công khai, vậy loại mạng blockchain này có những đặc điểm nào?

1. Bán phi tập trung

Các blockchain riêng tư hoàn toàn tập trung, trong khi các blockchain công khai được phi tập trung hóa. Consortium Blockchain nằm đâu đó ở giữa hai loại này. Các thành viên của hiệp hội sở hữu, truy cập và cùng quản lý mạng blockchain này. Consortium blockchain có ít nút hơn, giúp đạt được sự đồng thuận dễ dàng hơn so với với các mạng blockchain truyền thống.

2. Quyền riêng tư dữ liệu

Vì các consortium blockchain là các mạng được cấp phép, chỉ những thành viên được ủy quyền mới có thể truy cập mạng. Điều này có nghĩa là dữ liệu được lưu trữ trên mạng không bị giả mạo và các thành viên trong mạng có thể truy cập những dữ liệu này một cách an toàn. Trong trường hợp vi phạm, việc xác định nguồn cũng dễ dàng hơn vì chỉ một số thành viên nhất định có quyền truy cập vào dữ liệu được lưu trữ trên mạng.

3. Tốc độ giao dịch nhanh hơn

Vì có rất ít nút trên mạng consortium nên các giao dịch được thực hiện nhanh hơn nhiều so với các mạng blockchain riêng tư và công khai.

Blockchain A

4. Đạt được sự đồng thuận trên Consortium Blockchain

Giống như tất cả các loại blockchain, consortium blockchain vẫn cần có một cơ chế đồng thuận để hoạt động. Quá trình này được gọi là “đồng thuận chung” liên quan đến một nhóm các nút đáng tin cậy đồng ý về tính hợp lệ của các giao dịch để duy trì tính toàn vẹn của mạng.

Cơ chế đồng thuận phổ biến của các consortium blockchain là Proof of Authority (PoA), Proof-of-vote (PoV), Practical Byzantine Fault Tolerance (PBFT), và Raft. Giống như các loại blockchain khác, hợp đồng thông minh được sử dụng trong các blockchain liên kết để tự động hóa quá trình thực hiện giao dịch.

5. Cung cấp khả năng kiểm soát dữ liệu lớn hơn

Một tính năng chính của blockchain tiền điện tử công khai là tính bất biến, giúp ngăn dữ liệu được lưu trữ trên blockchain bị thay đổi. Tuy nhiên, dữ liệu có thể được sửa đổi trong mạng consortium khi đạt được sự đồng thuận chung. Đạt được sự đồng thuận chung cho phép các tổ chức duy trì nguyên lý minh bạch của công nghệ blockchain.

Lợi ích của Consortium Blockchain

Sự kết hợp các tính năng từ blockchain riêng tư và blockchain công khai mang lại cho các mạng liên kết một số lợi ích độc đáo. Những lợi ích của việc cộng tác trong một mạng consortium bao gồm:

  1. Quyền riêng tư cao hơn: Số lượng thành viên có quyền truy cập hạn chế giúp ngăn chặn tiết lộ dữ liệu ra bên ngoài, mang lại quyền riêng tư và tính bảo mật dữ liệu cao hơn trong một liên kết. Các thành viên của tổ chức thường có độ tín nhiệm và tin cậy cao, do đó, mọi thành viên của tổ chức đều được trao quyền đưa ra quyết định trong mạng.
  2. Giảm phí giao dịch: So với các loại blockchain khác, blockchain liên kết cũng không tính phí dịch vụ hoặc phí giao dịch. Các tổ chức nhỏ sẽ được hưởng lợi từ việc giảm chi phí hoạt động bằng cách tham gia vào blockchain của tổ chức.
  3. Khả năng mở rộng tốt hơn: Các consortium blockchain chỉ có một số ít nút so với hàng nghìn nút tạo nên các blockchain công khai. Càng ít nút nghĩa là mạng càng ít tắc nghẽn, cải thiện khả năng mở rộng tổng thể của mạng.
  4. Tính linh hoạt: Các consortium blockchain có xu hướng linh hoạt hơn các mạng blockchain khác vì có thể đạt được sự đồng thuận chung để thực hiện các thay đổi đối với mạng dễ dàng hơn. Ngoài ra, ít nút hơn có nghĩa là các thay đổi có thể được thực hiện nhanh hơn nhiều so với trên các blockchain công khai.
  5. Mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn: Mức tiêu thụ năng lượng trên các mạng consortium thường hướng tới các hoạt động thường ngày. Các cơ chế đồng thuận được sử dụng bởi các blockchain liên kết không yêu cầu khai thác, giúp làm giảm mức tiêu thụ năng lượng của chúng.

Nhược điểm của Consortium Blockchain

Cũng như các loại blockchain khác, consortium blockchain cũng có một số nhược điểm nhất định. Một số nhược điểm nổi bật có thể kể đến là:

  1. Tập trung hóa: Số lượng thành viên ít có nghĩa là các mạng blockchain liên kết dễ gặp phải các vấn đề về tập trung hóa hơn. Cấu trúc tập trung cũng có nghĩa là các blockchain này ít minh bạch hơn.
  2. Ngoài ra, do có ít thành viên nên mạng dễ bị tấn công 51% hơn.

  3. Xây dựng blockchain liên kết rất tốn kém: Mặc dù có những lợi ích khi chia sẻ mạng nhưng quá trình xây dựng blockchain liên kết giữa các tổ chức thường là một quá trình căng thẳng. Quá trình nhiều tổ chức làm việc cùng nhau trong dự án thường có rất nhiều nút thắt cổ chai.
  4. Thiếu hợp tác: Sự thành công của một consortium blockchain phụ thuộc vào sự sẵn sàng hợp tác và làm việc cùng nhau của các thành viên. Nếu một số thành viên quyết định không hợp tác với tổ chức, mạng blockchain này có thể sẽ không thành công.

Ví dụ về Consortium Blockchain

Consortium Blockchain là loại blockchain mới nhất và hiện vẫn đang được phát triển. Tuy nhiên, đã có một số consortium blockchain được đưa vào sử dụng như:

1. Hyperledger

Năm 2016, Linux Foundation đã cho ra mắt Hyperledger, một blockchain liên kết nguồn mở được xây dựng để cung cấp một bộ công cụ và khung để xây dựng các ứng dụng blockchain. Hyperledger ban đầu có cơ cấu quản trị kỹ thuật và tổ chức, bao gồm 30 thành viên sáng lập của công ty. Ngày nay, blockchain này đang được sử dụng bởi các công ty xây dựng ứng dụng blockchain ở một số ngành công nghiệp.

2. R3

Năm 2014, blockchain liên kết R3 được cho ra mắt bởi chín ngân hàng bao gồm cả những gã khổng lồ trong ngành ngân hàng như Goldman Sachs, Credit Suisse và JP Morgan. Mạng liên kết được sử dụng để phát triển một mạng có tên là Corda nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính an toàn và minh bạch. Ngày nay, hơn 200 tổ chức tài chính đang cộng tác trên R3.

3. Global Shipping Business Network (EWF)

Năm 2019, Energy Web Foundation (EWF) cho ra mắt Energy Web Chain, một consortium blockchain được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của ngành năng lượng. Energy Web Chain là nền tảng blockchain nguồn mở cấp doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu về quy định, vận hành và thị trường của ngành năng lượng.

4. Mạng lưới kinh doanh vận chuyển toàn cầu (GSBN)

Năm 2021, chín hãng vận tải biển và nhà khai thác thiết bị đầu cuối đã cho ra mắt GSBN, một consortium blockchain dựa trên chuỗi cung ứng. GSBN cung cấp cả giải pháp phần mềm và phần cứng cho các thành viên của mình trong ngành chuỗi cung ứng. Các thành viên GSBN hoạt động trên một mạng duy nhất để trao đổi thông tin hiệu quả và nhanh chóng bằng cách sử dụng công nghệ sổ cái phân tán.

Current Model

5. Enterprise Ethereum Alliance (EEA)

EEA là một tập đoàn gồm 30 thành viên được ra mắt vào năm 2017 nhằm hợp tác phát triển một phiên bản blockchain Ethereum được tối ưu hóa để sử dụng trong môi trường doanh nghiệp. Các thành viên đáng chú ý của tập đoàn này bao gồm Accenture, JP Morgan và Microsoft.

Consortium, blockchain thu hút các tổ chức

Consortium blockchain được coi là cầu nối giữa các mạng blockchain riêng tư và công khai, khiến chúng trở thành lựa chọn tốt nhất cho việc cộng tác giữa các tổ chức. Sự hợp tác giữa các tổ chức tư nhân trong một blockchain liên kết có nhiều lợi ích, bao gồm chia sẻ dữ liệu, giải quyết các thách thức chung và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí vận hành.

Mặc dù là một trong những loại blockchain mới nhất, consortium blockchain đã được triển khai trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, tính hiệu quả của loại blockchain này đối với việc áp dụng chính thống vẫn đang được thử nghiệm. Vì đây vẫn là một khái niệm tương đối mới nên loại blockchain này có khả năng sẽ còn có nhiều sự phát triển hơn nữa trong tương lai.


Câu hỏi thường gặp

Ví dụ về consortium blockchain?

Hyperledger, khung blockchain nguồn mở được tổ chức bởi Linux Foundation, là một ví dụ về blockchain liên kết, nơi chỉ những người tham gia được chọn trước mới được chấp nhận vào mạng.

Consortium và hybrid blockchain có giống nhau không?

Không, consortium blockchain (blockchain liên kết) khác với hybrid blockchain (blockchain lai). Mặc dù cả hai bao gồm cả các tính năng của blockchain riêng tư và công khai, mỗi blockchain lại có các cấu trúc thẩm quyền khác. Một thực thể duy nhất kiểm soát một blockchain riêng tư, trong khi blockchain liên kết được quản lý bởi một nhóm. Các blockchain lai cũng có một số quy trình không cần cấp phép mà blockchain liên kết không có.

Sự khác nhau giữa consortium blockchain và private blockchain là gì?

Consortium blockchain (blockchain liên kết) và private blockchain (blockchain riêng tư) có các khuôn khổ tương tự nhau vì chúng thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp. Tuy nhiên, consortium blockchain cho phép có một số người tham gia nhất định, trong khi blockchain riêng tư chỉ có một người tham gia.

Consortium blockchain nào là loại blockchain nào?

Consortium blockchain, hoặc blockchain liên kết, là một kiểu con của công nghệ blockchain kết hợp các tính năng của blockchain riêng tư và công khai. Loại blockchain chủ yếu được sử dụng trong một doanh nghiệp hoặc một nhóm các tổ chức chia sẻ cơ sở dữ liệu chung.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm