Lệnh thị trường và lệnh giới hạn cho phép bạn mở vị thế khi giao dịch tiền mã hóa trong một số điều kiện cụ thể. Cụ thể hơn, các lệnh này cho phép bạn mở một vị thế ngay lập tức như với lệnh thị trường hoặc ở mức giá mong muốn cụ thể như với lệnh giới hạn. Do đó, hai loại lệnh này rất cần thiết đối với trader mới bắt đầu.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu khái niệm lệnh thị trường và lệnh giới hạn, ưu và nhược điểm của từng loại và thời điểm nên áp dụng.
Tóm tắt
Lệnh thị trường và lệnh giới hạn được sử dụng để mở vị thế khi giao dịch tiền mã hóa. Các lệnh này quyết định thời điểm mở vị thế và mức giá nào, tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.
Lệnh thị trường cho phép bạn mở một vị thế tiền mã hóa ngay lập tức theo giá thị trường hiện tại. Trong khi đó, lệnh giới hạn chỉ cho phép bạn mở một vị thế khi đạt đến một mức giá cụ thể do bạn thiết lập.
Lệnh thị trường đôi khi được ưa thích bởi trader muốn tham gia thị trường ngay lập tức và giữ vị thế của họ trong một khoảng thời gian dài. Trong khi đó, lệnh giới hạn thường cung cấp cho trader quyền kiểm soát giá tốt hơn.
Để xác định loại lệnh nào phù hợp với bạn, điều quan trọng là trước tiên bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn, sau đó xem xét kỹ từng lựa chọn trong bối cảnh sở thích cá nhân và ưu tiên của bạn.
Lệnh thị trường
Lệnh thị trường là gì?
Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán tiền mã hóa ở mức giá khả dụng tốt nhất trên thị trường hiện tại. Về cơ bản, lệnh thị trường cho phép bạn mua hoặc bán tiền mã hóa càng sớm càng tốt, với bất kể mức giá nào.
Lệnh thị trường thường được khớp gần như ngay lập tức và lý tưởng cho trader muốn mua hoặc bán tiền mã hóa càng nhanh càng tốt. Khi thực hiện lệnh thị trường, bạn được coi là “taker” của thị trường và lệnh của bạn phải chịu phí taker.
Ví dụ về lệnh thị trường
Nếu giá thị trường hiện tại là $100, lệnh thị trường mua hoặc bán sẽ được khớp ở mức khoảng $100.
Ưu điểm của lệnh thị trường
Tính tức thời: Cho phép thực hiện giao dịch ngay lập tức để bạn có thể gia nhập thị trường mà không phải chờ đợi
Khả năng xảy ra: Vì các vị thế được mở ở mức giá thị trường hiện tại nên rất có khả năng (nhưng không đảm bảo) vị thế của bạn sẽ được thực hiện.
Tính đơn giản: Lệnh thị trường nhìn chung dễ đặt hơn so với lệnh giới hạn vì bạn không cần xác định và thiết lập mức giá cụ thể để mở một vị thế.
Nhược điểm của lệnh thị trường
Mức trượt giá: Có thể gặp phải tình trạng trượt giá, khi giá thực hiện khác với giá bạn mong đợi. Trượt giá cao thường xảy ra trong thời kỳ biến động mạnh, khi giá có thể tăng và giảm nhanh chóng.
Thiếu quyền kiểm soát: Bạn có ít quyền kiểm soát hơn đối với mức giá bạn sẽ nhận được khi đặt lệnh thị trường vì giá tiền mã hóa luôn biến động.
Phí tiềm ẩn cao hơn: Sàn giao dịch tiền mã hóa đôi khi tính phí cao hơn cho lệnh thị trường vì bạn được coi là taker khi mở loại vị thế này và do đó đang loại bỏ thanh khoản khỏi thị trường.
Lệnh giới hạn
Lệnh giới hạn là gì?
Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán tiền mã hóa ở mức giá cụ thể hoặc tốt hơn. Không giống như lệnh thị trường, lệnh giới hạn cho phép bạn xác định giá chính xác mà mình muốn mua hoặc bán tiền mã hóa.
Lệnh giới hạn lý tưởng cho trader muốn kiểm soát nhiều hơn các giao dịch của mình và sẵn sàng chờ mức giá phù hợp. Khi thực hiện lệnh giới hạn, bạn thường được coi là “maker” của thị trường và lệnh của bạn phải chịu phí maker.
Tuy nhiên, có những trường hợp lệnh giới hạn được coi là lệnh taker, chẳng hạn như khi lệnh giới hạn được khớp ngay lập tức.
Ví dụ về lệnh giới hạn
Lệnh mua
Nếu giá thị trường hiện tại là $100, lệnh giới hạn mua có giá $80 sẽ chỉ được khớp khi giá thị trường giảm xuống $80 hoặc thấp hơn.
Lệnh bán
Nếu giá thị trường hiện tại là $100, lệnh giới hạn bán có giá $120 sẽ chỉ được khớp khi giá thị trường tăng lên $120 hoặc cao hơn.
Lệnh giới hạn nâng cao là gì?
Lệnh giới hạn nâng cao là lệnh giới hạn bao gồm các điều kiện bổ sung. Lệnh giới hạn nâng cao có thể là “post only”, “fill or kill”, hoặc “immediate or cancel”.
Post only
Lệnh giới hạn Post only chỉ được thực thi nếu lệnh không khớp ngay lập tức với các lệnh hiện có trên thị trường. Các lệnh này bổ sung thanh khoản cho thị trường và người dùng trở thành market maker. Ví dụ: Nếu giá thị trường hiện tại là $100, một lệnh mua Post only có giá $90 sẽ được đưa vào sổ lệnh. Khi lệnh mua post only có giá $110 khớp với một lệnh hiện có, lệnh đó sẽ bị hủy.
Nếu giá thị trường hiện tại là $100, một lệnh bán post only có giá $110 sẽ được đưa vào sổ lệnh. Khi lệnh bán post only có giá $90 khớp với một lệnh hiện có, lệnh đó sẽ bị hủy.
Fill or Kill (FOK) và Immediate or Cancel (IOC)
Lệnh fill or kill yêu cầu toàn bộ lệnh phải được khớp ngay lập tức, nếu không lệnh sẽ bị hủy. Lệnh immediate or cancel phải được khớp ngay lập tức và bất kỳ phần lệnh nào chưa khớp cũng sẽ bị hủy.
Ví dụ, hãy hình hung giá thị trường hiện tại là $100 và lệnh bán có giá thấp nhất là $101 với số lượng lệnh là 10. Lệnh mua fill or kill có giá $101 với số lượng lệnh từ 10 trở xuống sẽ khớp. Tuy nhiên, nếu lệnh mua fill or kill có số lượng từ 11 trở lên, lệnh này sẽ bị hủy.
Trong khi đó, lệnh mua immediate or cancel có giá $101 với số lượng lệnh là 10 sẽ được khớp ngay lập tức. Tuy nhiên, lệnh mua immediate or cancel có giá $101 với số lượng lệnh là 30 sẽ được khớp một phần khi số lượng lệnh là 10; và 20 lệnh còn lại sẽ bị hủy.
Ưu điểm của lệnh giới hạn
Kiểm soát giá tốt hơn: Bằng cách xác định mức giá cụ thể khi thực hiện, bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với giao dịch của mình, so với lệnh thị trường.
Giảm rủi ro biến động: Bằng cách chỉ định mức giá mà bạn muốn khớp lệnh, bạn có thể giảm thiểu rủi ro biến động thị trường. Nếu giá đi ngược lại kỳ vọng của bạn, bạn có khả năng tránh thua lỗ.
Độ chính xác chiến lược: Với khả năng thiết lập mức giá thực hiện mong muốn, bạn sẽ có độ chính xác cao hơn từ chiến lược của bạn, từ đó có được kết quả thuận lợi hơn. Lệnh giới hạn có thể được đặt khi bạn tính toán mức hỗ trợ hoặc kháng cự để tăng cơ hội thành công.
Nhược điểm của lệnh giới hạn
Bỏ lỡ cơ hội: Sử dụng lệnh giới hạn sẽ đặt một phần tiền của bạn vào trạng thái chờ cho đến khi giá đạt đến một mức nhất định. Do đó, bạn có khả năng bỏ lỡ cơ hội giao dịch thành công - điều lẽ ra có thể được thực hiện nếu bạn chủ động hơn.
Tính phức tạp: Lệnh giới hạn được coi là phức tạp hơn lệnh thị trường vì loại lệnh này đòi hỏi bạn phải quyết định mức giá để tham gia giao dịch. Việc quyết định giá thực hiện cụ thể đòi hỏi phải cân nhắc cẩn thận và hoàn tất phân tích kỹ thuật, mà không phải tất cả trader mới bắt đầu đều có thể tự tin thực hiện.
Không thực hiện: Có thể lệnh giới hạn của bạn sẽ không được khớp nếu giá không di chuyển theo hướng bạn mong đợi. Đó là một cơ hội nữa bị bỏ lỡ để thực hiện giao dịch thành công, hạn chế hiệu quả của chiến lược.
Khi nào nên chọn lệnh thị trường và lệnh giới hạn
Việc lựa chọn giữa lệnh thị trường hoặc lệnh giới hạn khi giao dịch tiền mã hóa nên bắt đầu bằng cách hiểu sở thích của bạn và động lực thị trường hiện tại.
Nếu thị trường biến động mạnh và có biến động giá lớn, có lẽ bạn nên chọn lệnh giới hạn. Làm vậy sẽ cho phép bạn thực hiện các vị thế chỉ khi giá đạt đến mức mà bạn cảm thấy thoải mái. Trong trường hợp này, với lệnh thị trường, giá có thể đột ngột di chuyển theo hướng bất lợi cho bạn ngay khi giao dịch được thực hiện, hạn chế khả năng thành công của bạn.
Nếu bạn muốn mở một vị thế và nắm giữ trong thời gian dài, lệnh thị trường có thể được coi là lựa chọn tốt hơn. Ở đây, thời gian trên thị trường là ưu tiên hàng đầu, vì vậy bạn có thể muốn khớp lệnh càng sớm càng tốt, đây là điều mà lệnh thị trường cho phép. Ngay cả khi giá biến động theo hướng bất lợi cho bạn khi thực hiện giao dịch và gặp phải tình trạng trượt giá, khoản lỗ vẫn có thể được giảm thiểu trong tương lai nếu giá phục hồi khi giao dịch đóng.
Lời kết
Lệnh thị trường và lệnh giới hạn là một phần cơ bản của giao dịch tiền mã hóa hiệu quả, đồng thời là chiến thuật thiết yếu mà trader mới bắt đầu cần nắm bắt. Bằng cách hiểu rõ từng loại lệnh cũng như cách áp dụng chúng hiệu quả nhất, bạn có thể thu được nhiều giá trị hơn từ chiến lược giao dịch của mình và có khả năng đạt được kết quả tốt hơn.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.